Category Archives: Welcome

Quality and reliability (Q&R) jobs at Intel Vietnam

Hôm nay vừa có 1 cuộc trao đổi thú vị với 1 em người Việt Nam về công việc của 1 kỹ sư Q&R trong 1 nhà máy công nghiệp ở VN.

Em này tên là Hà Hương, 1 em gái nhỏ nhắn, cởi mở và nói khá nhiều :D. Em làm về điều khiển, tranh thủ sang GIPSA gặp ông thầy và có 1 seminaire về đề tài nghiên cứu của em ấy, đại để là về system identification in continuous time domain. Nói chung là em ấy muốn dịch điểm cực sao cho magnitude của hàm truyền là ko đổi đồng thời tối ưu hơn về pha so với các phương pháp truyền thống. Nội dung cụ thể thì mình cũng ko rành và ko quan tâm lắm, vì nó thuần về điều khiển, ko phải là lĩnh vực của mình :)))

Điểm thú vị là em này có hơn 1 năm rưỡi làm ở vị trí Q&R engineering ở nhà máy Intel Việt Nam. Đó là lý do có cuộc trao đổi thú vị này. Rút kinh nghiệm những lần trước, mình tranh thủ làm 1 cái note để sau này đỡ quên.

Theo em ấy thì nhà máy Intel ở VN chỉ thuần là 1 nhà máy ATM (Assembly and Test Manufacturing), nghĩa là chỉ lắp ráp và test sản phẩm (chip) sau đó xuất đi cho khách hàng. Vì thế, công việc của em ấy ko liên quan gì lắm đến research. Em ấy có 2 nhiệm vụ chính:

– Về quality: Kiểm tra chất lượng. Đại để là Intel việt nam sẽ đặt các con chip đã được chế tạo sẵn lên 1 cái đế, sau đó cho các chất chống oxy hóa vào… Kích cỡ chip thì tất nhiên là rất bé và chắc chắn ko thể tránh khỏi các lỗi. Có 2 nguồn lỗi chính: Do máy ở nhà máy hoặc do Chip nhập về đã có vấn đề. Sau khi qua các dây chuyền lắp ráp, công đoạn tiếp theo là các con chip sẽ được test để detect lỗi trước khi giao cho khách hàng. Ở công đoạn này, nếu có lỗi, nhiệm vụ của kỹ sư Q&R là cố gắng tìm ra lỗi đó bắt nguồn từ đâu (e.g. từ máy nào) và determine cái time frame xảy ra lỗi (trước đó hay sau đó có lỗi ko) và dừng việc xuất sản phẩm thuộc lô đó ra khỏi nhà máy.

– Về Reliability: Cái này nghe có vẻ gần cái của mình, nhưng thực chất lại khá khác. Công việc chính của em ấy là kiểm tra độ tin cậy (reliability) của lô hàng được xuất đi. Cụ thể là em ấy lấy mẫu, làm các bài test (ALT – Accelerated Life Test) để đánh giá độ tin cậy của lô hàng. Nếu độ tin cậy thấp hơn mức Intel cam kết với khách hàng, lô hàng sẽ bị hủy.

Về phần mình quan tâm, theo như em ấy nói thì trong nhà máy cũng có bộ phận làm về maintenance, bao gồm cả preventive maintenance và CBM. Ví dụ như 1 cái máy sau 1 thời gian hoạt động, do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (bụi bẩn, nhiệt độ, độ ẩm…) sẽ dễ có nguy cơ bị trục trặc, làm cho chất lượng chip lắp ráp ko đảm bảo. Những máy này sẽ được bảo dưỡng thay thế định kỳ theo recommend của nsx hoặc theo điều kiện thực tế làm việc. Ngoài ra, cũng có 1 bộ phận đo đạc dữ liệu, đánh giá sức khỏe của máy để đề xuất 1 chế độ inspection more flexible. Về Statistic, cũng có 2 đồng chí (cho cả nhà máy) áp dụng các mô hình thống kê để đánh giá chất lượng của dây chuyền. À, ngoài ra còn  bộ phận sử dụng những data statistique để loại bỏ những chip ở vị trí có nguy cơ hỏng hóc cao (cái này gọi là thà giết nhầm còn hơn bỏ sót đây :))).

Tóm lại 1 câu của em ấy về các anh làm statistic là: ko thực tế lắm :v:v:v. Mà cũng đúng thôi, mấy ông cứ ngồi nhìn data với mô hình, có mó vào thực nghiệm đâu mà biết. Nhiều hiện tượng vẫn nằm ngoài các quy luật thống kê là chuyện bình thường thôi :))))

Về v/đ thu nhập và đk làm việc: Lương thì cũng tạm gọi là ok (cao hơn trung bình thị trường từ 10-20%), đk làm việc tốt, môi trường tốt, được profit nhiều lợi ích khác (tiền ăn, bảo hiểm, thưởng cổ phiếu, etc.).

Hi vọng vài năm nữa về nó sẽ phát triển mảng R&D về mảng của mình :)))))

 

The important t…

The important thing is not to stop questioning – Albert Einstein

Everything shou…

Everything should be made as simple as possible, but not simpler – Albert Einstein

Welcome to Thanh Trung’s blog